Đối với dòng máy chủ Dell thế hệ cũ thứ 12 trở về sau của Dell EMC thì đều được tích hợp iDRAC. Vậy iDRAC là gì? Có vai trò như thế nào đối với server Dell? Bây giờ, hãy cùng VPSCANBAN giải đáp các câu hỏi này và hướng dẫn cài đặt cấu hình, sử dụng iDRAC nhé!
iDRAC là gì?
iDRAC (Integrated Dell Remote Access Controller) là một phần cứng được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ (mainboard) của các dòng máy chủ server Dell. iDRAC với bộ xử lý, bộ nhớ và network riêng có thể truy cập vào bus hệ thống. Nó cung cấp quyền truy cập từ xa vào console (bàn phím và màn hình), cho phép truy cập giao diện BIOS hệ thống qua Internet. Là một tính năng giúp hỗ trợ cho người quản trị IT hoặc kỹ sư hệ thống có thể quản lý máy chủ một cách linh động hơn từ xa mà không cần phải ngồi bên cạnh các server.
Vai trò của iDRAC trên máy chủ Dell
Ngay nay, trong quá trình vận hành máy chủ server đã xảy ra rất nhiều trường hợp các server được đặt ở Datacenter gặp phải sự cố về phần cứng mà người quản trị không thể giám sát và có cảnh báo kịp thời. Điều này sẽ có thể dẫn tới những sự cố khi các thiết bị ngừng hoạt động trong thời gian dài (downtime) mà không được khắc phục nhanh chóng.
Hướng dẫn cài đặt cấu hình iDRAC trên Server Dell
B1: Khởi động máy chủ Dell của bạn và nhấn phím F2 để vào System Setup.
B2: Chọn phần iDRAC Settings như hình.
B3: Trong phần iDRAC Settings tuỳ chỉnh cấu hình địa chỉ IP cho iDRAC.
B4: Setup user login vào iDRAC.
- Quay trở lại tab Setup chọn User Configuration
- Thiết lập password cho user root
B5: Chọn Yes để chấp nhận các thay đổi (Confirm) thay đổi và khởi động lại server.
Như vậy, đến đây là quá trình cài đặt cấu hình iDRAC trên server dell đã hoàn tất. Bạn hãy login vào iDRAC thông qua địa chỉ ip và username/pass đã được thiết lập ở trên trang https://ip_idrac.
Và đây là giao diện khi bạn đăng nhập thành công và có thể sử dụng.
Hướng dẫn sử dụng iDRAC trên máy chủ Dell Poweredge
Hướng dẫn Tab Server
- Ở trong phần Properties sẽ cung cấp các thông tin chung về server và đường link truy cập nhanh tới các mục khác, cửa sổ console để remote desktop, thao tác nhanh đối với như Power ON/ OFF. Xem thông tin về về server như BIOS, IP, Firmware OS.
- Phần Attached Media cho bạn biết cấu hình cho phép việc đính kèm file ISO của OS, cho bạn biết nên chia sẻ file hay không.
- Log để hiển thị thông tin log đối với server và có sắp xếp theo mức độ, time/ date
- Power / Thermal: Hiển thị các thông tin về nguồn và nhiệt độ của server
- Virtual Console: Thiết lập về các thông số cho việc console tới server từ xa.
- Setup: Thiết lập thứ tự boot cho server khi khởi động
Hướng dẫn Tab iDRAC Settings
Properties: Cung cấp thông tin về các thông số setup cho iDRAC như IP network, user…
Network: Thông tin cấu hình network cho iDRAC
User Authentication: Thông tin liên quan đến setup user login iDRAC
Update and Rollback: Update firmware cho iDRAC
Sessions: Hiển thị phiên kết nối vào trình iDRAC
Hướng dẫn Tab Hardware
Tab này giúp bạn có thể xem đầy đủ các thông tin về phần cứng của server.
Batteries: Hiển thị trạng thái của pin main.
Fan: Thạng thái quạt tản nhiệt (fan) trong server.
CPU: Thể hiện trạng thái của CPU.
Memory: Trạng thái RAM.
Front Panel: Trạng thái biểu tượng phía mặt trước của server.
Network Devices: Trạng thái và thông tin về các card mạng trên server và các card cắm thêm.
Power Supplies: Thông tin trạng thái về nguồn server.
Hướng dẫn Tab Storage
Ở tab này bạn sẽ theo dõi được các thông tin về storage của server.